50 năm xây dựng và trưởng thành các đơn vị y tế huyện Mai Sơn (27/02/1965 - 27/02/2015)
Cùng với sự phát triển của ngành Y tế tỉnh Sơn La nói chung, sự nghiệp Y tế huyện Mai Sơn nói riêng để có được kết quả như ngày hôm nay Phòng Y tế Huyện Mai Sơn giới thiệu “50 năm trưởng thành các đơn vị Y tế huyện Mai sơn” với sự đóng góp công sức của bao thế hệ thầy thuốc đóng góp cho sự nghiệp Y tế huyện qua các giai đoạn Từ 1965 đến nay

1. Giai đoạn 1965 – 1975:

Từ năm 1965 các bệnh viện đa khoa tỉnh, viện y học cổ truyền tỉnh, bệnh viện chống lao tỉnh được thành lập tại xã Chiềng Cọ - Mường La – Sơn La. Hoạt động trong điều kiện thời chiến, cơ sở nhà tre, lợp gianh, vách liếp; nhưng đã tiếp nhận bệnh nhân đến điều trị, kịp thời cấp cứu nạn nhân chiến tranh, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tỉnh, của Khu giao phó. Năm 1972, Sở Y tế cùng các Bệnh viện tuyến tỉnh chuyển từ nơi sơ tán về địa điểm mới xây dựng thuộc đất của Bản Rồm - Hát Lót. Cơ sở hạ tầng chủ yếu là nhà tốc xi lợp gianh, nền gạch. Riêng nhà mổ khoa ngoại, nhà đẻ khoa sản được xây nhà cấp IV, trang thiết bị cơ bản chỉ có đèn măng xông máy chụp Xquang, kính hiển vi, bộ đại phẫu, tiểu phẫu, bàn đẻ, bàn mổ là có giá tri cao nhất

2. Giai đoạn 1976 – 1991: 

Năm 1976, khi một số cơ quan y tế tỉnh Tiếp tục chuyển từ Bản Rồm, Hát Lót về Thị xã (nay là Thành phố Sơn La); Bệnh viện khu được gọi là Bệnh viện đa khoa I; Bệnh viện Tỉnh tại Hát Lót được gọi là Bệnh viện đa khoa II. Năm 1991 Bệnh Viện Y học cổ truyền tiếp tục dời mai sơn về Tỉnh. Từ đây trên địa bàn Huyện Mai Sơn chỉ còn Bệnh viên Lao và Bệnh Phổi và bệnh viện Đa khoa II.

3. Giai đoạn 1992 – 2005: 

Đầu năm 1993, Thành Lập Trung tâm Y tế, địa điểm đặt tại Bệnh viện đa khoa II Hát Lót. trên cơ sở sát nhập các đơn vị y tế gồm: Bệnh viện đa khoa II,  Phòng Y tế, Đội VSPD, Đội đặt vòng, Trung tâm DS-KHHGĐ, 20 Trạm y tế xã - thị trấn. Giữ nguyên mô hình bệnh viện 150 giường, tổ chức biên chế tại 10 khoa phòng. Trong thời kỳ này Các chương trình y tế quốc gia được triển khai có hiệu quả: Trên 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccin. Tỷ lệ mắc và chết do các bệnh có vaccin phòng ngừa ở trẻ em đã giảm rõ rệt. Năm 2000, huyện Mai Sơn được công nhận đã loại trừ được bệnh Phong, thanh toán được bệnh bại liệt và loại trừ uốn ván sơ sinh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Là huyện trọng điểm sốt rét, với tỷ lệ mắc 6,6% năm 1991, từ 1995 đến nay, Mai Sơn không có dịch sốt rét, không có tử vong do sốt rét, tỷ lệ mắc giảm mạnh còn 0,37%0 dân số. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm mạnh. Triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tới tận vùng sâu, vùng xa, thực hiện tốt công tác Dân số - KHHGĐ, tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại ngày càng tăng.

4. Giai đoạn 2006 đến nay:

Tiếp tục thực hiện Chỉ đạo của trung ương về việc củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Các đơn vị y tế huyện Mai Sơn lại tiếp tục có sự thay đổi chia tách thành 4 đơn vị gồm có: 01 cơ quan quản lý nhà nước về y tế là Phòng Y tế và 03 đơn vị sự nghiệp gồm: 01 Bệnh viện đa khoa 200 giường bệnh (quản lý 03 Phòng khám đa khoa khu vực), 01 Trung tâm y tế (quản lý 22 Trạm y tế xã, thị trấn), 01 Trung tâm DS KHHGĐ huyện.

Giai đoạn này tiếp tục được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Sở Y tế Sơn La, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ, quan tâm tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, công chức,viên chức các đơn vị y tế, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được coi trọng, đạt được nhiều kết quả. Các đơn vị y tế đầu tư xây mới, sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng; đầu tư trang, thiết bị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đội ngũ cán bộ y tế phát triển về số lượng nâng cao chất lượng tại Bệnh viện đa khoa hiện nay đã áp dụng một số kỹ thuật cao như: Cắt đốt cổ tử cung qua máy soi cổ tử cung; Khâu rách kết mạc do chấn thương; Kết hợp xương bàn tay, chân bằng đóng đinh qua da. Chẩn đoán cận lâm sàng đã triển khai thực hiện kỹ thuật Soi cổ tử cung; Siêu âm đo mật độ loãng xương... toàn huyện có 516 cán bộ y tế, trong đó y tế tuyến huyện là 369 người, tuyến xã là 147 người; y tế thôn bản là 448 người. Cán bộ có trình độ chuyên môn Đại học và sau đại học là 66 người. Dịch vụ y tế tư nhân phát triển toàn huyện có 34 phòng khám và 84 Quầy dược, nhà thuốc. Tỉ lệ bác sỹ đạt 3,8 bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ giường bệnh đạt 19,8%/vạn dân, 17/22 Trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ; 13/22 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (giai đoạn 2001 - 2010) và có 7/22 xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế (giai đoạn 2011 - 2020); 100% số trạm y tế xã, thị trấn có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 98% thôn, bản, tiểu khu có nhân viên y tế đang hoạt động. Quy mô dân số năm 2014 đạt: 153.930 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,35% giảm sinh bình quân hàng năm xuống còn 0,35%/năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 22,6%. Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện có hiệu quả, toàn huyện không có dịch lớn xảy ra, đã khống chế, ngăn chặn kịp thời một số dịch bệnh nguy hiểm; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin đạt trên 98% tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét giảm còn 0,01%  (đặc biệt không có dịch sốt rét, không có bệnh nhân tử vong do sốt rét), tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh bướu cổ toàn dân giảm còn 0,5% (toàn dân đã được sử dụng  muối Iốt)...Tiếp tục duy trì kết quả thanh toán bệnh phong, loại trừ bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Sởi. Năm 2014tiếp nhận 172.012 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

Để đạt được các thành tích nêu trên các đơn vị Y tế thực hiện triệt để các Chỉ thị, quy định của ngành như chỉ thị 09/2001/CT-BYT ngày 8/8/2001về “Tăng cường Y đức, nâng cao tinh thần phục vụ và chất lượng chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế”; Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 01/04/2013 của Bộ Y tế về việc tăng cường các giải pháp thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014 của Bộ Y tế về “ Quy định quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế’’. Với quyết tâm tất cả vì người bệnh đội ngũ những người Thầy thuốc ở các đơn vị y tế đã không ngừng học tập trau rồi kiến thức  áp dụng những khoa học kỹ thuật phục vụ công tác khám, chẩn đoán và điều trị phục vụ nhân dân. Với những đóng góp trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân các đơn vị y tế đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng các danh hiệu thầy thuốc ưu tú, thày thuốc nhân dân, được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở, ngành và Huyện ủy, HĐND, UBND huyện tặng nhiều bằng khen, giấy khen, Tập thể, cá nhân lao động xuất sắc để tiếp tục phát huy truyền thống mỗi cán bộ y tế cần cố gắng hơn nữa../.

 

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập